Ấn tượng qua từng chuyến đi - và hơn thế nữa...

Translate

LỮ HÀNH QUỐC TẾ AN PHA

Tour Phổ Biến

CÙ LAO BẢO

Huyện Châu Thành ngày nay không giống huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre năm 1929 về mặt vị trí, diện tích, ranh giới, vào lúc này tỉnh Bến Tre chia làm 4 quận: hai quận Châu Thành và Ba Tri nằm trên cù lao Bảo và hai quận Mỏ Cày, Thạnh Phú nằm trên cù lao Minh, tất cả gồm 20 tổng, 94 làng. Như vậy, huyện Châu Thành ngày ấy chiếm phần trên của cù lao Bảo (con sông Ba Lai lúc bấy giờ chưa bị bồi lắp, là ranh giới tự nhiên giữa cù lao Bảo và cù lao An Hóa), bao trùm cả ngoại vi thị xã và một số xã của huyện Giồng Trôm ngày nay. Cù lao An Hóa lúc ấy thuộc về tỉnh Mỹ Tho.
Huyện Châu Thành ngày nay (tính từ 30-4-1975) bao gồm phần đất nằm ở chót cù lao Bảo và đến cù lao An Hóa, bắc giáp tỉnh Tiền Giang (lấy con sông Tiền làm ranh giới), tây giáp ngã ba sông Hàm Luông – sông Tiền, nam giáp huyện Chợ Lách (lấy sông Hàm Luông làm ranh giới), đông giáp huyện Bình Đại, thị xã và huyện Giồng Trôm.

Đất Châu Thành ngày nay, vào năm 1779 một phần thuộc dinh Long Hồ (nam sông Ba Lai). Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp chia Lục tỉnh thành 25 sở tham biện (inspection). Cù lao Bảo nằm trong sở tham biện Bến Tre, còn cù lao An Hóa nằm trong sở tham biện Kiến Hòa. Năm 1930, phần đất phía đầu cù lao Bảo nằm giữa sông Ba Lai và Hàm Luông được cắt ra, lập thành quận Sóc Sãi gồm 5 tổng, 27 làng.
Trước CMT8-1945, huyện Châu Thành gồm 5 tổng (Bảo Thành, Bảo Khánh, Bảo Hựu, Bảo Ngãi, Bảo Đức), chiếm phần phía tây cù lao Bảo, tính từ ranh giới các xã Phong Mỹ, Lương Quới, Lương Hòa ngược trở lên.
Sau CMT8-1945, Bến Tre đổi tên thành tỉnh Đồ Chiểu, đồng thời một huyện mới cũng được thành lập lấy tên là huyện Tán Kế, gồm một số xã của huyện Châu Thành và một số xã của huyện Ba Tri hợp lại. Huyện Tán Kế chỉ tồn tại đến năm 1948 thì giải thể, các xã bị cắt ra trước đó được nhập về huyện cũ. Cũng trong thời gian này, để việc chỉ đạo được thuận tiện, Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh quyết định chia huyện Châu Thành làm hai: một nửa ngang từ xã Sơn Đông, Tam Phước ngược trở lên thành huyện Sóc Sãi (gồm 11 xã), phần còn lại vẫn gọi là huyện Châu Thành (gồm 25 xã).
Năm 1948, một quyết định khác của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ sáp nhập 6 xã ở phần đầu cù lao Minh (thuộc tỉnh Vĩnh Long), cù lao An Hóa (thuộc tỉnh Mỹ Tho) nhập vào tỉnh Bến Tre để thành một địa bàn thống nhất, tiện cho việc chỉ đạo và tổ chức chiến đấu. Từ kinh An Hóa trở lên đến xã Phú Đức gồm 11 xã, nhập về huyện Sóc Sãi, từ kinh An Hóa trở xuống đến xã Thới Thuận gồm 14 xã thuộc huyện An Hóa. Tỉnh Bến Tre lúc này gồm trọn diện tích 3 cù lao: Minh, Bảo và An Hóa, chia thành 7 huyện: Mỏ Cày, Thạnh Phú, Chợ Lách, Ba Tri, Châu Thành, Sóc Sãi và An Hóa.
Sau hiệp định Genèvơ (20-7-1954), chính quyền Ngô Đình Diệm tách cù lao An Hóa, sáp nhập vào Mỹ Tho như cũ. Cho đến tháng 6-1956, trong chủ trương chung điều chỉnh lại địa giới các tỉnh Nam phần c�